Bệnh suy giãn tĩnh mạch tay là bệnh ít gặp, nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề thẩm mỹ của người bệnh và có thể dẫn đến biến chứng không mong muốn. Dưới đây là những thông tin chi tiết về tình trạng bệnh.

Suy giãn tĩnh mạch tay không phải là bệnh lý nguy hiểm, tỷ lệ thường gặp của bệnh ít hơn so với suy giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên, người bệnh không nên xem thường về các triệu chứng của bệnh.

Triệu chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch tay

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh thường xuất hiện ở chi dưới do các tĩnh mạch ở chân cách xa tim và chịu áp lực từ các thói quen đứng/ngồi quá lâu. Trong một số trường hợp, suy giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện ở các bộ phận khác như: tay (chi trên), tinh hoàn…

Hình ảnh giãn tĩnh mạch tay
Hình ảnh giãn tĩnh mạch tay

Suy giãn tĩnh mạch chi trên xảy ra khi các tĩnh mạch ở tay bị suy yếu và giãn ra với các đường gân xanh nổi lên, kích thước lớn hơn bình thường. Tình trạng suy giãn tĩnh mạch tay thường xuất hiện từ cổ tay trở xuống.

Trong hầu hết trường hợp, suy giãn tĩnh mạch tay không gây đau nhức cho người bệnh như suy giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, căng tức.

Nguyên nhân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch tay có thể bị giãn ra do máu dồn lại trong tĩnh mạch. Điều này xảy ra khi các van một chiều bên trong tĩnh mạch bị tổn thương và/hoặc suy yếu do tuổi tác. Thay vì giữ cho máu chảy ngược trọng lực về phía tim, van tĩnh mạch để máu chảy ngược vào tay.

Hiện chưa có kết luận chính xác về tình trạng suy giãn tĩnh mạch tay nhưng theo thống kê y khoa, bệnh có thể xảy ra do:

  • Độ tuổi: Tuổi càng cao thì khả năng hoạt động của tĩnh mạch càng suy yếu ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu từ tĩnh mạch về tim. Chính vì vậy, tỷ lệ người trung niên và cao tuổi bị suy giãn tĩnh mạch tay nhiều hơn so với người trẻ.
  • Thiếu cân: Nếu bạn gầy, tĩnh mạch ở tay có thể lộ rõ ​​hơn.
  • Người tập luyện nặng: Những người thường xuyên tập luyện nặng đặc biệt là các bài tập tay như cử tạ dễ có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch tay hơn bình thường.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người bị suy giãn tĩnh mạch tay, bạn có nguy cơ bị cao hơn người khác.
  • Viêm tĩnh mạch: Những người bị viêm tĩnh mạch, chấn thương, bệnh nhiễm trùng… thường có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch tay cao hơn.
  • Một số thói quen sinh hoạt không tốt: Tiêu biểu như ngủ đè lên tay, mặc áo bó sát tay, uống ít nước, ăn ít chất xơ…

Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch tay

Suy giãn tĩnh mạch tay hầu hết không gây biến chứng vì vậy người bệnh không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể dẫn đến:

  • Biến chứng nhiễm trùng hoặc các rối loạn tự miễn.
  • Suy giãn tĩnh mạch tay gây tắc nghẽn ở các mạch máu do sự hình thành của các khối máu đông.
  • Hình thành huyết khối tĩnh mạch gây tắc nghẽn mạch máu.

Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch

Để điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả, người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Căn cứ vào tình trạng suy giãn tĩnh mạch và sức khỏe của người bệnh, các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm:

Phương pháp điều trị nội khoa

Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch tay sẽ được bác sĩ kê đơn với một số loại thuốc giúp tăng sức bền của thành mạch và giảm thiểu những triệu chứng gây khó chịu.

Trên thị trường có rất nhiều thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch tay, phải kể đến bài thuốc gia truyền Cao Tuân Mạch Linh, với chiết xuất 100% thảo dược tự nhiên, hỗ trợ mạnh thành mạch, đẩy lùi các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch gây nên.

Thông tin sản phẩm: https://tuanmachlinh.com/san-pham/

Phương pháp cắt bỏ tĩnh mạch

Các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh cắt bỏ các phần tĩnh mạch tay bị suy giãn thông qua phẫu thuật nhỏ với một vết mổ nhỏ ở tay vùng mạch bị suy giãn.

Liệu pháp trị suy giãn tĩnh mạch tay bằng laser nội mạch

Phương pháp này sử dụng nhiệt từ tia laser ở các thiết bị y tế chuyên dụng để đốt bỏ phần tĩnh mạch đã bị giãn.

Phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch tay

Dưới đây là một số lưu ý giúp phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch nói chung và suy giãn tĩnh mạch chi trên nói riêng:

  • Làm việc hoặc tập luyện hợp lý, chú ý thực hiện luyện tập toàn thân thay vì các bài tập chỉ liên quan đến tay.
  • Hạn chế các thói quen không tốt cho tĩnh mạch vùng tay như ngủ đè lên tay, mặc các loại áo quá bó sát,…
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thêm chất xơ và các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, hạn chế tình trạng thiếu cân.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời.

Trên đây là những thông tin về bệnh suy giãn tĩnh mạch tay và các thông tin liên quan. Có thể thấy, đây là bệnh lý không nguy hiểm tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan, cần thăm khám bác sĩ sớm để được tư vấn điều trị phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *