Vô sinh thứ phát là gì? Vô sinh thứ phát có chữa được không?

Sau khi sinh con đầu lòng, nhiều cặp vợ chồng nghĩ rằng mang thai bé thứ hai sẽ trở nên dễ dàng hơn. Thế nhưng, điều này có thể sẽ không đúng khi gặp phải tình trạng vô sinh thứ phát. Vậy vô sinh thứ phát là gì, vô sinh thứ phát có chữa được không?

Vô sinh thứ phát là gì?

Theo con số thống kê về tỷ lệ vô sinh hiếm muộn tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao, trong đó tỷ lệ vô sinh thứ phát chiếm đến hơn một nửa. Vậy nguyên nhân gây nên vô sinh thứ phát xuất phát từ đây, vô sinh thứ phát có chữa được không, tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Vô sinh thứ phát là gì?

Vô sinh thứ phát là tình trạng những cặp đôi đã từng có con, thậm chí đã mang thai, kể cả thai bị sảy trước đó, nhưng sau đó không thể thụ thai. Mặc dù vẫn không sử dụng các biện pháp tránh thai trong vòng 1 năm.

Ở Việt Nam, tỷ lệ vô sinh thứ phát chiếm đến 3.8% trong số 7.7% vô sinh hiếm muộn. Con số này dần gia tăng và ước tính tăng đến khoảng 15 – 20% trong những năm tới. Điều này đang cảnh báo về những dấu hiệu về tình trạng sức khỏe sinh sản.

Nhiều cặp đôi thường quan niệm rằng sau khi đã có con, mọi thứ có thể đều ổn định và có thể bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe sinh sản. Thực tế, bệnh vô sinh thứ phát có thể tác động đến tâm lý và sức khỏe của các cặp vợ chồng.

Triệu chứng vô sinh thứ phát

Những triệu chứng của vô sinh thứ phát

Nam giới

  • Rối loạn cương dương: Dương vật cương cứng không đúng lúc hay không đủ lâu để thực hiện hoạt động tình dục.
  • Bất thường cơ quan sinh dục ngoài: Các bất thường có thể kể đến như tinh hoàn ẩn, dương vật cong, niệu đạo lệch thấp,…
  • Mắc các bệnh khác của hệ sinh dục: Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, lậu, sùi mào gà,… với nốt sùi, vết loét, mủ đầu dương vật,…
  • Thay đổi bất thường tinh dịch: Tinh dịch ít, có mùi hôi, có lẫn máu,…

Những triệu chứng của vô sinh thứ phát

Nữ giới

Triệu chứng vô sinh thứ phát

  • Rối loạn kinh nguyệt: Bất thường kinh nguyệt về lượng kinh, thời gian hành kinh, chu kỳ kinh,… như đa kinh, thiểu kinh, rong kinh, rong huyết, thống kinh,…
  • Bất thường cơ quan sinh dục ngoài: Các biến đổi cơ quan sinh dục như không âm đạo, bất thường môi lớn hay môi bé,…
  • Dịch bất thường âm đạo: Huyết trắng dính hôi, dịch vàng hay xanh hay đỏ,… xuất hiện bất kỳ thời điểm nào có thể liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc không.
  • Cảm giác khó chịu vùng kín: Ngứa, đau khi tiểu, đau khi quan hệ tình dục,..

Tác động của vô sinh thứ phát đối với sức khỏe

Vô sinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của các cặp vợ chồng gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân gây vô sinh thứ phát cũng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bạn

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh vô sinh thứ phát

Vô sinh thứ phát là biến chứng của các bệnh lý về hệ sinh sản của cả nam và nữ. Bên cạnh biến chứng này người bệnh có thể đồng mắc các biến chứng khác như ung thư buồng trứng, ung thư tinh hoàn, viêm nhiễm vùng chậu,…

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi các cặp vợ chồng không có con sau thời gian dài sống chung dù không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào, đồng thời vợ hoặc chồng có các bệnh lý trên, các bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân vô sinh thứ phát

Nam giới

Viêm nhiễm đường sinh dục: Nam giới bị viêm ở bộ phận sinh dục đơn thuần hay có sự xuất hiện của vi khuẩn có thể làm ảnh hưởng tinh hoàn, hệ thống dẫn tinh,… Làm quá trình sản xuất tinh trùng, quá trình xuất tinh bị suy giảm.

Nguyên nhân vô sinh thứ phát

Tắc ống dẫn tinh: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây vô sinh thứ phát ở nam giới. Ống dẫn tinh có thể bị tắc do viêm sinh dục, viêm niệu đạo… gây ra.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Giãn tĩnh mạch thừng tinh mức độ nặng sẽ làm tổn thương hiện tượng sinh tinh.

Môi trường độc hại: Làm việc trong môi trường nhiều hóa chất, tia bức xạ,… cũng có thể gây tác động xấu tới chất lượng tinh trùng, khả năng di chuyển của tinh trùng, rối loạn cương dương,…

Nữ giới

Nạo phá thai hay lạm dụng thuốc tránh thai: Tình trạng nạo phá thai, sảy thai hay lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có khả năng làm thay đổi cấu trúc tử cung và ống dẫn trứng.

Nguyên nhân vô sinh thứ phát

Viêm ống dẫn trứng: Tình trạng này làm tắc một phần hay tắc hoàn toàn ống dẫn trứng, gây cản trở quá trình thụ thai.

Bệnh lý tử cung: Lớp niêm mạc bên trong tử cung bị viêm nhiễm hay không đủ dày,… gây bị tổn thương và cản trở quá trình phôi di chuyển khi làm tổ.

Bệnh lý buồng trứng: Buồng trứng bị viêm nhiễm do chlamydia, lậu,… gây tắc ống dẫn trứng,… hay hội chứng buồng trứng đa nang, u xơ buồng trứng,… gây cản trở quá trình rụng trứng, thụ tinh.

Nguy cơ vô sinh thứ phát

Những ai có nguy cơ mắc phải vô sinh thứ phát?

Bất kỳ nam nữ trong độ tuổi sinh sản nào cũng có nguy cơ mắc phải vô sinh.

Nguy cơ vô sinh thứ phát

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải vô sinh thứ phát

Có một vài yếu tố nguy cơ mắc vô sinh nguyên phát:

  • Môi trường sống và làm việc có tiếp xúc chất độc hại như hóa chất thực phẩm, thuốc lá, tia xạ,…
  • Mắc các bệnh lây truyền qua tình dục không an toàn như chlamydia, lậu cầu, sùi mào gà,…
  • Có nhiều bạn tình.

Phương pháp chẩn đoán & điều trị vô sinh thứ phát

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán vô sinh thứ phát

Phương pháp chẩn đoán & điều trị vô sinh thứ phát

Ở nam giới có thể có các cận lâm sàng như:

  • Xét nghiệm tinh dịch đồ giúp đánh giá chất lượng tinh trùng như số lượng tinh trùng, hình dạng tinh trùng, khả năng di chuyển của tinh trùng,…
  • Siêu âm bìu giúp xem xét tình trạng bệnh lý tại bìu như giãn mạch máu, tinh hoàn ẩn,…
  • Xét nghiệm hormone giúp định lượng hàm lượng hormone sinh dục.
  • Xét nghiệm di truyền giúp chẩn đoán các bệnh lý di truyền, bệnh lý liên quan gen hay nhiễm sắc thể.
  • Chọc hút mào tinh, sinh thiết tinh hoàn,… giúp quan sát sự biến đổi mô trong tinh hoàn.

Ở nữ giới có thể có các cận lâm sàng như:

  • Chụp CT scan hay MRI buồng tử cung, siêu âm vùng chậu,…Giúp khảo sát hình dạng buồng trứng, tử cung, các cấu trúc xung quanh với các tổn thương cấu trúc như dính, chít hẹp,…
  • Xét nghiệm hormone giúp định lượng nồng độ hormone sinh dục.
  • Kiểm tra khả năng dự trữ của buồng trứng giúp tiên đoán số trứng có khả năng tham gia thụ tinh và thụ thai.

Vô sinh thứ phát có chữa được không?

“Vô sinh thứ phát có chữa được không?”, hầu hết các trường hợp vô sinh thứ phát đều có khả năng điều trị. Thời gian điều trị vô sinh thứ phát phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác nhau. Các bác sĩ sẽ tiến hành xác định nguyên nhân và tình trạng vô sinh mà các cặp đôi đang gặp phải. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh.

Tuy nhiên, quá trình điều trị đòi hỏi cả sự nghiêm túc và tích cực từ phía cặp vợ chồng. Họ cần phải tuân thủ đúng quy trình, hướng dẫn từ bác sĩ. Bên cạnh đó, đôi khi, việc tìm đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế có cả khoa phụ sản và khoa nam học có thể giúp nâng cao khả năng thành công trong quá trình thụ thai.

Phương pháp điều trị vô sinh thứ phát

Có thể điều trị vô sinh thứ phát khi điều trị nguyên nhân gây vô sinh.

Phương pháp điều trị vô sinh thứ phát

Thay đổi lối sống

Hoạt động tình dục an toàn: Chung thủy chế độ một vợ- một chồng, mang bao cao su khi chưa có nhu cầu có con giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Nâng cao sức khỏe toàn diện: Các cặp vợ chồng có thể cải thiện sức khỏe sinh sản thông qua thực hiện thói quen lành mạnh như ăn uống đầy đủ các nhóm chất, tập luyện thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày trong ít nhất 5 ngày/ tuần, không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…

Vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài đúng cách: Cả nam và nữ đều cần vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài sau khi đi vệ sinh, sau khi quan hệ tình dục,… Vệ sinh vùng kín với nước sạch, hoặc dung dịch vệ sinh có độ pH trung bình,… Không dùng dụng cụ chọc rửa bên trong âm đạo, hay niệu đạo có thể gây tổn thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng,…

Điều trị nội khoa

Thuốc kháng sinh: Kháng sinh giúp điều trị các tác nhân là vi khuẩn hay nấm gây bệnh ở đường sinh dục như candida,…

Thuốc kháng viêm giảm đau, hạ sốt: Giúp điều trị các triệu chứng sưng nóng, đỏ, sốt cao,… khi mắc các bệnh lý viêm nhiễm đường sinh dục.

Dung dịch vệ sinh: Dung dịch vệ sinh giúp làm sạch vùng kín, giảm ngứa, đồng thời khi sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp giúp cân bằng pH vùng kín và hạn chế sự phát triển của hệ vi khuẩn tại chỗ gây bệnh vùng kín,…

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh, tắc vòi trứng, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,… giúp chỉnh sửa, loại bỏ các tổn thương và tái tạo hình thể, chức năng như bình thường,…

Các phương pháp hỗ trợ sinh sản

Các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, bơm tinh trùng vào tử cung, bơm tinh trùng vào nang noãn,… giúp hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng đang mắc bệnh lý vô sinh.

Mỗi phương pháp có ưu điểm, khuyết điểm và phù hợp với từng cặp vợ chồng. Vì thế bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và chọn lựa phù hợp.

Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa vô sinh thứ phát

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến vô sinh thứ phát

phòng ngừa vô sinh thứ phát

Chế độ sinh hoạt:

Một số thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến vô sinh thứ phát như sau:

  • Điều trị các bệnh lý vùng cơ quan sinh dục.
  • Đến gặp bác sĩ ngay khi bạn có các vấn đề về sức khỏe sinh sản.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị và hướng dẫn điều trị bệnh của bác sĩ.

Chế độ dinh dưỡng:

Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

Phương pháp phòng ngừa vô sinh thứ phát hiệu quả

Bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để ngăn ngừa bệnh vô sinh thứ phát như sau:

  • Vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài thường xuyên.
  • Nâng cao sức khỏe toàn diện.
  • Khám sức khỏe sinh sản định kỳ.
  • Tiêm ngừa chủng vi khuẩn gây bệnh cơ quan sinh sản như HPV.
  • Kết hôn trong độ tuổi sinh sản.

 

Vô sinh nguyên phát là gì? Những vấn đề cần biết về vô sinh nguyên phát

Vô sinh ngày càng phổ biến và trở thành mối quan tâm của xã hội. Vô sinh nguyên phát chiếm phần lớn các trường hợp vô sinh. Biết những thông tin về bệnh lý này giúp bạn có biện pháp phòng ngừa và ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản cho người thân.

Tìm hiểu chung vô sinh nguyên phát

Vô sinh nguyên phát là gì?

Vô sinh nguyên phát là gì?

Vô sinh nguyên phát phổ biến hơn vô sinh thứ phát và chiếm khoảng 70% các trường hợp vô sinh. Vô sinh là tình trạng không có thai sau khoảng 12 tháng chung sống với đời sống tình dục bình thường không sử dụng các biện pháp tránh thai. Vô sinh nguyên phát là tình trạng vô sinh ở các cặp vợ chồng mà người vợ chưa có thai lần nào trước đó. Tìm kiếm và điều trị nguyên nhân là giải pháp điều trị cho bệnh lý này.

Triệu chứng vô sinh nguyên phát

Những triệu chứng của vô sinh nguyên phát

Không thụ thai trong khoảng thời gian dài chung sống là triệu chứng chính của bệnh lý vô sinh. Ngoài ra các triệu chứng sau giúp gợi ý nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới và nữ giới:

Triệu chứng ở nam

Bất thường hình dạng cơ quan sinh dục ngoài, đau khi xuất tinh, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm,…

Triệu chứng vô sinh nguyên phát

Triệu chứng ở nữ

Triệu chứng phổ biến của vô sinh ở nữ là rối loạn kinh nguyệt như:

  • Số lượng kinh: Đa kinh, thiểu kinh là bất thường số lượng kinh nguyệt lúc hành kinh.
  • Thời gian chu kỳ kinh: Rong kinh là tình trạng số ngày hành kinh kéo dài hơn so với thông thường.
  • Cảm giác khi hành kinh: Thống kinh là tình trạng đau bụng nhiều trong những ngày hành kinh.

Tác động của vô sinh nguyên phát đối với sức khỏe

Không có khả năng sinh sản ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, sức khỏe tinh thần của cả gia đình,…

Biến chứng có thể gặp vô sinh nguyên phát

Vô sinh nguyên phát là kết quả của bất thường cơ quan sinh dục ở nam hoặc nữ hoặc cả hai. Vì thế không ghi nhận biến chứng nào khác sau bệnh lý này.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi có bất kỳ lo lắng nào về việc sinh con hay bệnh lý vô sinh bạn và vợ/chồng của bạn nên đến gặp bác sĩ sản khoa ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân vô sinh nguyên phát

Nguyên nhân gây vô sinh nguyên phát

Vô sinh do nam giới chiếm 40% trường hợp vô sinh và tỉ lệ này cũng đúng với vô sinh do nữ giới, trường hợp vô sinh do cả vợ và chồng chiếm khoảng 10%. Trong vô sinh nguyên phát thì người nữ chưa từng có khả năng có thai, điều này có nghĩa là cặp vợ chồng này gặp phải là sự bất thường của hệ thống sinh sản. Các nguyên nhân gây vô sinh ở nam và nữ có thể kể đến bao gồm:

Nguyên nhân vô sinh nguyên phát ở nam

Nguyên nhân gây vô sinh nguyên phát

Nguyên nhân vô sinh nam có thể là do số lượng tinh trùng ít, tinh trùng bị dị dạng, tinh trùng không di động,… Những nguyên nhân làm số lượng hay chất lượng tinh trùng kém gồm:

  • Bất thường tinh hoàn: Các bệnh lý và bất thường tại tinh hoàn như viêm tinh hoàn, viêm ống sinh tinh, giãn tĩnh mạch thừng tinh,…
  • Thuốc: Sử dụng thuốc ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng như thuốc điều trị đau dạ dày, tăng huyết áp,… khiến tinh trùng di động kém.
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Bệnh lây lan qua đường tình dục dẫn tới viêm ống dẫn tinh làm tắc hẹp đường vận chuyển tinh trùng từ tinh hoàn đến túi tinh hoàn.
  • Bệnh lý mào tinh hoàn: Bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu như viêm mào tinh hoàn do biến chứng quai bị, lao,… làm tinh trùng bị dị dạng,…
  • Chất kích thích: Các chất kích thích như nghiện rượu, thuốc lá,… có khả năng gây ra đột biến ở tinh trùng.
  • Bẩm sinh: Các bệnh lý bẩm sinh như Klinefelter (46 XXY), đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể,…

Nguyên nhân vô sinh nguyên phát ở nữ

  • Bệnh lý nội tiết: Vô sinh nguyên phát ở nữ giới chủ yếu là do vấn đề về nồng độ nội tiết tố sinh dục nữ bị mất cân bằng làm cản trở quá trình rụng trứng từ đó ảnh hưởng bất lợi cho quá trình thụ thai.

Nguyên nhân vô sinh nguyên phát ở nữ

  • Bệnh lý lạc nội mạc tử cung: Nguyên nhân tiếp theo có thể xuất phát từ bệnh lý lạc nội mạc tử cung thường xuyên bị đau bụng trong kỳ kinh, rụng trứng không đều nên các vòi trứng không bắt được trứng vào các loa vòi.
  • Bệnh viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục nữ: Viêm vùng chậu do các vi khuẩn như Chlamydia, lậu,… từ âm đạo và cổ tử cung di chuyển dần vào tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng,… gây viêm nhiễm và để lại sẹo trên ống dẫn trứng khiến ống dẫn trứng bị tắc làm ảnh hưởng đến sự thụ thai.
  • Buồng trứng đa nang: Hiện tượng buồng trứng có nhiều nang nhỏ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất trứng bình thường.
  • Viêm tắc ống dẫn trứng: Ống dẫn trứng bị viêm để lại sẹo làm ống dẫn trứng bị hẹp hoặc tắc cản trở sự di chuyển của trứng và hạn chế sự gặp gỡ của trứng với tinh trùng gây vô sinh.
  • Chất lượng trứng kém: Trứng không có khả năng tạo thành hợp tử với tinh trùng do lớn tuổi, suy giảm hormon sinh dục,…
  • Bệnh ở tử cung: U xơ tử cung cũng được xem là một trong nhiều nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới. Các khối u càng to sẽ ảnh hưởng càng nhiều đến niêm mạc tử cung làm cản trở quá trình làm tổ của trứng.
  • Bẩm sinh: Các bệnh lý bẩm sinh như tử cung nhi hóa, suy buồng trứng, hội chứng turner (45XO),…

Nguy cơ vô sinh nguyên phát

Nguy cơ vô sinh nguyên phát

Những ai có nguy cơ mắc phải vô sinh nguyên phát?

Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh lý vô sinh nguyên phát ở cả giới nam và nữ trong bất kỳ độ tuổi nào tuy thường được phát hiện trong độ tuổi sinh sản.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải vô sinh nguyên phát

Các yếu tố làm tăng khả năng vô sinh gồm:

  • Bệnh lý cơ quan sinh dục ảnh hưởng đến quá trình giao hợp, sự gặp gỡ giữa trứng và tinh trùng,…
  • Bệnh lý hormon sinh dục bất thường hormon sinh dục ảnh hưởng đến quá trình tạo tinh trùng, quá trình tạo trứng và sự phát triển của phôi,…
  • Sử dụng các chất kích thích thường xuyên làm giảm chất lượng, số lượng tinh trùng và chức năng sinh sản nói chung.
  • Stress làm giảm chất lượng tinh trùng, giảm khả năng thụ thai.
  • Môi trường sống độc hại như hóa chất, phóng xạ,…

Phương pháp chẩn đoán & điều trị vô sinh nguyên phát

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán vô sinh nguyên phát

Nam

  • Tinh dịch đồ: Giúp đánh giá số lượng, chất lượng, khả năng di động của tinh trùng,…
  • Siêu âm bìuGiúp phát hiện bất thường trong bìu như viêm, sưng đau, tinh hoàn ẩn,…
  • Định lượng hormon sinh dục: Định lượng hormon sinh dục nam như FSH, LH, testosteron,… giúp phát hiện bất thường về hormon ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng,…

Nữ

  • Siêu âm bụng: Siêu âm là cận lâm sàng hình ảnh đơn giản, chi phí thấp,… dùng trong các trường hợp nghi ngờ bất thường buồng trứng, tử cung ở những cơ sở y tế ban đầu.
  • CT bụng chậu: CT scan giúp nhìn rõ tổn thương cơ quan sinh dục trong như buồng trứng, tử cung,…
  • Định lượng hormon sinh dục: Định lượng hormon sinh dục nữ như FSH, LH, Progesterone,… giúp phát hiện bất thường hormon trong quá trình hành kinh hay ngoài quá trình hành kinh.

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán vô sinh nguyên phát

Phương pháp điều trị vô sinh nguyên phát

Điều trị vô sinh nguyên phát là điều trị nguyên nhân gây bệnh gồm sự kết hợp điều trị không dùng thuốc và dùng thuốc, điều trị nội khoa và ngoại khoa:

Thay đổi lối sống

Giữ cơ thể khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần bằng việc tập luyện thể dục thể thao đều đặn, chế độ ăn lành mạnh.

Thói quen sinh hoạt tình dục an toàn như không nên có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục an toàn để tránh các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục,…

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán vô sinh nguyên phát

Điều trị thuốc

Thuốc điều trị rối loạn cương dương, giãn cơ trơn tinh hoàn, đau bụng kinh,…

Thuốc bổ sung hormon sinh dục như mầm đậu nành, chất kích thích sản sinh tinh trùng,…

Thuốc kháng sinh trong trường hợp có hiện diện vi khuẩn gây viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục cả nam và nữ,…

Phẫu thuật

Phẫu thuật giúp chỉnh sửa hay loại bỏ các bất thường như: Hẹp hay giãn ống dẫn tính, u hay xơ tử cung,…

Các phương pháp hỗ trợ sinh sản

Thụ tinh trong ống nghiệm: Trứng và tinh trùng gặp nhau trong ống nghiệm tạo thành phôi thai. Các phôi thai khỏe mạnh được cấy vào tử cung người mẹ để phát triễn thành thai nhi và sinh ra như thông thường.

Bơm tinh trùng vào tử cung hay noãn: Chọn lựa tinh trùng khỏe mạnh bơm vào tử cung hay noãn để tăng khả năng thụ thai.

Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa vô sinh nguyên phát

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến vô sinh nguyên phát

Để hạn chế diễn tiến xấu của bệnh lý vô sinh nguyên phát bạn có thể thực hiện các điều sau:

  • Đến gặp bác sĩ ngay khi có bất thường, khó chịu ở cơ quan sinh dục.
  • Điều trị các bệnh lý tại cơ quan sinh dục cả nam và nữ.
  • Nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.

Phương pháp phòng ngừa vô sinh nguyên phát hiệu quả

Những hành động giúp phòng ngừa bệnh lý vô sinh nguyên phát như:

  • Sinh hoạt tình dục lành mạnh: chung thủy một vợ một chồng, sử dụng bao cao su khi chưa muốn có thai để phòng các bệnh lây truyền qua đường tình duc.
  • Khám sức khỏe sinh sản định kỳ: Giúp phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục sớm và có biện pháp điều trị kịp thời
  • Giữ lối sống lành mạnh: Giữ tinh thần lạc quan, ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, tập luyện thể dục đều đặn mỗi ngày,… giúp cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe sinh sản tốt.

 

Tắc vòi trứng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

Vòi trứng hay còn gọi ống dẫn trứng, là cơ quan sinh sản nữ nối giữa buồng trứng và tử cung. Hàng tháng trong thời kỳ rụng trứng, xảy ra vào khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt, trứng sẽ đi theo vòi trứng đến tử cung. Sự thụ thai cũng xảy ra trong vòi trứng. Nếu trứng được thụ tinh với tinh trùng, nó sẽ di chuyển qua vòi trứng đến tử cung để làm tổ. Nếu vòi trứng bị tắc, đường đi cho tinh trùng đến gặp trứng cũng như đường quay trở lại tử cung để làm tổ sẽ bị chặn. Những lý do thường gặp khiến vòi trứng bị tắc bao gồm mô sẹo, nhiễm trùng và dính vùng chậu.

Tìm hiểu chung tắc vòi trứng

Vòi trứng là những ống được lót bên trong bằng các lông mao. Những lông mao này hoạt động theo cả hai hướng, giúp trứng di chuyển từ buồng trứng xuống tử cung và giúp tinh trùng từ tử cung đi lên. Mỗi vòi trứng có đầu tận là những cấu trúc giống như ngón tay, gọi là phần tua vòi (fimbriae). Các tua vòi bắt lấy trứng rụng và đưa chúng vào ống dẫn trứng.

Vòi trứng đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai vì đây là nơi hầu hết trứng được thụ tinh. Nếu bất kỳ phần nào của vòi trứng bị tổn thương, chẳng hạn như do phẫu thuật hoặc nhiễm trùng, chúng có thể bị tắc bởi mô sẹo.

Tắc vòi trứng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

Triệu chứng tắc vòi trứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của tắc vòi trứng

Dấu hiệu đầu tiên của tắc vòi trứng thường là vô sinh. Nếu bạn không có thai sau một năm kết hôn (quan hệ mà không sử dụng biện pháp tránh thai), hoặc sau sáu tháng nếu bạn từ 35 tuổi trở lên, bác sĩ sẽ sử dụng một số xét nghiệm để kiểm tra vòi trứng của bạn, cùng với các xét nghiệm cơ bản khác.

Tắc vòi trứng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

Hydrosalpinx (tắc vòi trứng do ứ nước vòi trứng) là một trong những loại của tắc vòi trứng, có thể gây đau bụng dưới và tiết dịch âm đạo bất thường, nhưng không phải phụ nữ nào cũng có những triệu chứng này. Hydrosalpinx xảy ra khi tắc nghẽn làm cho ống dẫn trứng giãn ra (tăng đường kính) và chứa đầy chất lỏng. Chất lỏng chặn trứng và tinh trùng, ngăn cản sự thụ tinh và mang thai.

Tuy nhiên, một số nguyên nhân gây tắc vòi trứng có thể có những triệu chứng riêng. Ví dụ, lạc nội mạc tử cung và bệnh viêm vùng chậu có thể gây đau bụng kinh và đau khi quan hệ tình dục.

Các triệu chứng có thể chỉ ra nhiễm trùng vùng chậu bao gồm:

  • Đau vùng chậu;
  • Đau khi quan hệ tình dục;
  • Tiết dịch âm đạo có mùi hôi;
  • Sốt trên 38 độ C (trong trường hợp cấp tính);
  • Buồn nôn và nôn (trong trường hợp cấp tính);
  • Đau bụng dưới hoặc đau vùng chậu nghiêm trọng (trong trường hợp cấp tính).

Nhiễm trùng vùng chậu cấp tính có thể đe dọa tính mạng. Nếu bạn bị sốt cao hoặc đau vùng chậu dữ dội, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức hoặc đến trung tâm y tế gần nhất.

Tắc vòi trứng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh tắc vòi trứng

Biến chứng thường gặp nhất của tắc vòi trứng là thai ngoài tử cung. Nếu vòi trứng bị tắc một phần, trứng có thể được thụ tinh nhưng có thể bị kẹt trong vòi trứng dẫn đến mang thai ngoài tử cung, đây là một trường hợp cấp cứu y tế.

Điều trị phẫu thuật cắt bỏ một phần vòi trứng cũng làm tăng nguy cơ thai ngoài tử cung.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào như nêu trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm tắc vòi trứng sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân tắc vòi trứng

Vòi trứng thường bị tắc do mô sẹo hoặc dính vùng chậu. Những điều này có thể được gây ra bởi nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Bệnh viêm vùng chậuBệnh này có thể gây sẹo hoặc hydrosalpinx.
  • Lạc nội mạc tử cung: Mô nội mạc tử cung có thể nằm trong vòi trứng và gây tắc nghẽn. Mô nội mạc tử cung ở bên ngoài các cơ quan khác cũng có thể gây dính làm tắc vòi trứng.
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Chlamydia và bệnh lậu có thể gây ra sẹo và dẫn đến bệnh viêm vùng chậu.
  • Tiền căn mang thai ngoài tử cung: Có thể gây sẹo ở vòi trứng.
  • U xơ: Những khối u này có thể làm tắc nghẽn vòi trứng.
  • Phẫu thuật trước đây: Phẫu thuật trước đây, đặc biệt là trên vòi trứng, có thể dẫn đến dính vùng chậu và làm tắc vòi trứng.

Nguyên nhân tắc vòi trứng

Nguy cơ tắc vòi trứng

Những ai có nguy cơ mắc phải tắc vòi trứng?

Tắc vòi trứng thường gặp ở những người phụ nữ đã từng phẫu thuật trước đó, nhiễm trùng vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, u xơ,…

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tắc vòi trứng

Dưới đây là các yếu tố nguy cơ của tắc vòi trứng:

  • Nhiễm trùng vùng chậu;
  • Viêm nhiễm sau sinh;
  • Phẫu thuật;
  • Bệnh tự miễn;
  • Yếu tố vật lý (polyp, u xơ tử cung).

Phương pháp chẩn đoán & điều trị tắc vòi trứng

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán tắc vòi trứng

Tắc vòi trứng có thể khó xác định. Các ống có thể mở và đóng nên không phải lúc nào cũng dễ dàng biết được chúng bị tắc hay đang đóng.

Có ba xét nghiệm chính để chẩn đoán tắc vòi trứng là:

  • Chụp buồng tử cung vòi trứng cản quang (hysterosalpingogram hoặc HSG): Bác sĩ sẽ tiêm thuốc cản quang vào tử cung để thuốc này chảy vào vòi trứng. Chất cản quang có thể nhìn thấy trên hình ảnh. Nếu chất này không chảy vào vòi trứng, có thể nó đã bị tắc nghẽn.
  • Siêu âm bơm nước buồng tử cung (sonohysterogram): Gần giống với chụp HSG nhưng sử dụng sóng siêu âm để quan sát hình ảnh của vòi trứng.
  • Phẫu thuật nội soi ổ bụng: Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên cơ thể và đưa một đầu dò nhỏ vào để chụp ảnh vòi trứng từ bên trong. Nội soi ổ bụng là xét nghiệm chính xác nhất đối với tắc vòi trứng. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể không chỉ định xét nghiệm này như một chẩn đoán sớm vì nó mang tính xâm lấn và không thể điều trị được vấn đề.

Phương pháp chẩn đoán & điều trị tắc vòi trứng

Phương pháp điều trị tắc vòi trứng hiệu quả

Có thể phẫu thuật mở vòi trứng. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào mức độ sẹo và vị trí tắc nghẽn. Phẫu thuật nhằm mục đích mở vòi trứng bằng một trong các phương pháp sau:

  • Loại bỏ mô sẹo;
  • Tạo một lỗ mới ở bên ngoài vòi trứng;
  • Mở vòi trứng từ bên trong.

Hầu hết các bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện phẫu thuật bằng phương pháp Keyhole.

Phương pháp phòng ngừa tắc vòi trứng hiệu quả

Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa tắc vòi trứng

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của tắc vòi trứng

Chế độ sinh hoạt:

Chế độ sinh hoạt cho người bị tắc vòi trứng có thể giúp hỗ trợ quá trình điều trị và tăng cơ hội thụ tinh. Dưới đây là một số gợi ý về chế độ sinh hoạt:

  • Giảm stress: Stress có thể ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản. Hãy tìm các phương pháp giảm stress như yoga, thiền, tập thể dục, hoặc tham gia các hoạt động giúp thư giãn và giảm căng thẳng.
  • Tránh thuốc lá và chất kích thích: Hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích như rượu, cafein có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh và tăng nguy cơ về vô sinh. Nên cố gắng loại bỏ hoặc giảm sử dụng chúng.
  • Tăng cường hoạt động thể chất: Tập thể dục đều đặn có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và tăng cường tuần hoàn máu đến các cơ quan sinh dục. Hãy tham gia các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc yoga để duy trì và tăng cường sức khỏe.
  • Điều chỉnh trọng lượng cơ thể: Nếu bạn có cân nặng quá mức hoặc thiếu cân, nó có thể ảnh hưởng đến sản xuất hormone và sự rụng trứng. Hãy cố gắng duy trì trọng lượng cơ thể lành mạnh thông qua chế độ ăn uống và hoạt động thể chất.
  • Hạn chế tiếp xúc với chất ô nhiễm: Tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong môi trường như hóa chất công nghiệp, thuốc trừ sâu hay chất độc khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Hãy cố gắng hạn chế tiếp xúc với những chất này.

Tuy nhiên, lưu ý rằng chế độ sinh hoạt không thể thay thế cho các liệu pháp điều trị chính. Nếu bạn bị tắc vòi trứng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Chế độ dinh dưỡng:

Chế độ dinh dưỡng cho người bị tắc vòi trứng có thể giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng:

  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ tế bào và giảm tổn thương do viêm nhiễm. Bao gồm các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau xanh, trái cây tươi, hạt, và gia vị như nghệ, hành, tỏi.
  • Chất béo lành mạnh: Chọn các nguồn chất béo lành mạnh như dầu ôliu, dầu hạt lanh, hạt chia, hạt bí, cá hồi, hạt dẻ cười và các loại hạt khác. Tránh chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
  • Các loại thực phẩm giàu axit folic: Axit folic được coi là quan trọng cho sức khỏe sinh sản. Hãy bao gồm các thực phẩm giàu axit folic như các loại rau xanh lá như rau bina, măng tây, rau chân vịt, và các loại ngũ cốc tăng cường axit folic.
  • Nước: Hãy đảm bảo bạn uống đủ lượng nước trong ngày để duy trì sự cân bằng độ ẩm cơ thể và hỗ trợ chức năng hệ thống sinh sản.
  • Tránh thức ăn chế biến và đồ uống có cồn: Thức ăn chế biến và đồ uống có cồn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và khả năng thụ tinh. Hạn chế tiêu thụ chúng hoặc tốt nhất là loại bỏ khỏi chế độ ăn.

Lưu ý rằng chế độ dinh dưỡng chỉ là một phần quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình điều trị tắc vòi trứng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có lời khuyên cụ thể và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

Phương pháp phòng ngừa tắc vòi trứng hiệu quả

Phần lớn vòi trứng bị tắc là do nhiễm trùng vùng chậu, các bệnh nhiễm trùng này có thể là do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Sàng lọc thường xuyên các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng như kiểm tra ngay các triệu chứng đáng lo ngại là một bước quan trọng trong việc ngăn ngừa vô sinh do tắc vòi trứng. Nếu bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc nhiễm trùng vùng chậu được phát hiện đủ sớm, việc điều trị có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của mô sẹo.

Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhiễm trùng đều diễn tiến thầm lặng và thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Nhiễm trùng càng kéo dài thì nguy cơ hình thành mô sẹo và gây viêm vòi trứng hoặc tắc nghẽn càng cao. Một khi nhiễm trùng đã được phát hiện, điều trị bằng kháng sinh nhanh chóng là rất quan trọng.

Nên sử dụng bao cao su và kiểm tra các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục thường xuyên (đặc biệt nếu bạn có hành vi tình dục có nguy cơ cao) để ngăn ngừa tổn thương vòi trứng do bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Phương pháp phòng ngừa tắc vòi trứng hiệu quả

Bệnh giãn tĩnh mạch: Những điều cần biết

Giãn tĩnh mạch là bệnh lý thuộc nhóm bệnh của mạch máu ngoại biên. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, nhiều trường hợp phải đoạn chi vì viêm nhiễm nặng.

1. Bệnh giãn tĩnh mạch là gì?

Suy tĩnh mạch mạn tính là tình trạng phổ biến do hiện tượng trào ngược máu trong tĩnh mạch, gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch (d > 3mm), tĩnh mạch hình lưới (d = 1-3 mm) và tĩnh mạch mạng nhện (d < 1mm). Ở chi dưới, trào ngược tĩnh mạch có thể ở tĩnh mạch nông hay tĩnh mạch sâu. Tĩnh mạch nông liên quan đến tĩnh mạch hiển lớn, tĩnh mạch hiển bé và các nhánh của nó nằm giữa da và mạc cơ và có thể điều trị bằng phẫu thuật. Tĩnh mạch sâu liên quan đến tĩnh mạch đùi và tĩnh mạch sâu khác nằm dưới mạc cơ và khó điều trị bằng can thiệp.

Những trường hợp giãn tĩnh mạch nhẹ chỉ gây khó chịu hay mất thẩm mỹ nhưng nặng có thể dẫn đến phù chân cuối cùng là loét.

2. Hệ tĩnh mạch chi dưới

GIẢI PHẪU HỆ TM CHI DƯỚI: Hệ tĩnh mạch đảm bảo nhận máu từ ngoại biên đưa trở về tim, thông qua hai hệ thống:

  • Hệ tĩnh mạch nông, đảm nhiệm 1/10 lượng máu trở về tim
  • Hệ tĩnh mạch sâu, đảm nhiệm 9/10 lượng máu về tim.

Hai hệ thống tĩnh mạch này, nối với nhau bởi các tĩnh mạch thông và các tĩnh mạch xuyên

Cơ chế vận chuyển máu từ tĩnh mạch chi dưới về tim:

  • Nhờ lực đẩy ở chân lúc đi lại.
  • Nhờ lực hút khi hít thở.
  • Nhờ hệ thống van 1 chiều chống chảy ngược.
Hệ tĩnh mạch đảm bảo nhận máu từ ngoại biên đưa trở về tim
Hệ tĩnh mạch đảm bảo nhận máu từ ngoại biên đưa trở về tim

Khi một trong 3 cơ chế bị hạn chế làm máu không trở về tim được làm máu ứ đọng ở chân gây nên bệnh lý suy tĩnh mạch chi dưới.

3. Nguyên nhân gây bệnh giãn tĩnh mạch

Trào ngược tĩnh mạch xảy ra khi có sự suy van tĩnh mạch trong tĩnh mạch hiển làm ứ trệ dòng máu trong các nhánh tĩnh mạch hiển. Bình thường áp lực tĩnh mạch ở chi được điều hòa bởi các van này. Van không còn hoạt động gây gia tăng áp lực tĩnh mạch và có thể gây ra triệu chứng. Nếu cơ chế bơm máu ở cẳng chân kém thì càng gây nên triệu chứng trầm trọng.

Trào ngược tĩnh mạch xảy ra khi có sự suy van tĩnh mạch
Trào ngược tĩnh mạch xảy ra khi có sự suy van tĩnh mạch

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra bệnh:

  • Yếu tố di truyền: Theo thống kê thì khoảng 80% bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch có cha hoặc mẹ mắc bệnh.
  • Giới tính: Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, quá trình thai nghén và sở thích mang giày cao gót.
  • Tuổi cao: Tuổi càng cao thì nguy cơ giãn tĩnh mạch càng cao.
  • Nghề nghiệp: các nghề phải đứng quá lâu hay ít vận động như giáo viên, nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng,…
  • Khối lượng cơ thể: gây tác động lên đôi chân khiến máu bị dồn về phía chân
  • Sử dụng thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ.
  • Các bệnh lý nhiễm trùng, khối u, sau phẫu thuật có biến chứng tắc mạch, viêm mạch và các thủ thuật khác như bó bột hay phải nằm bất động lâu trong gãy xương… cũng có thể dẫn tới bệnh giãn tĩnh mạch.

4. Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch

  • Cảm giác tức nặng và mỏi ở chi dưới khi đứng quá lâu
  • Thỉnh thoảng xuất hiện phù nề ở cẳng chân và bàn chân
  • Đau khi đi lại nhiều
  • Sưng nề và tím ở cẳng chân và mu bàn chân
  • Cảm giác tê, ngứa ở chân, nặng hơn có thể viêm da, xơ cứng, lở loét

Chỉ khi bệnh đã tiến triển tới giai đoạn nặng người bệnh mới tìm cách để điều trị. Khi đó, bệnh đã gây ra nhiều biến chứng và rất khó để khắc phục hoàn toàn. Do đó, khi phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh hãy đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

5. Giai đoạn suy van Tĩnh mạch

Phân loại lâm sàng CEAP có 7 nhóm (từ C0 – C6) được phân loại theo sự hiện diện của các triệu chứng.

Bệnh giãn tĩnh mạch: Những điều cần biết

Tùy vào từng bệnh nhân và tiến triển của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định một biện pháp riêng lẻ hay kết hợp các phương pháp dưới đây:

Điều trị bảo tồn

Dùng băng ép và vớ tạo áp lực: Băng và vớ có tác dụng ép vào các bắp cơ, tạo một áp lực lớn ở phía dưới và giúp các van tĩnh mạch khép lại, do đó giúp máu lưu thông về tim dễ dàng hơn. Hai dụng cụ này giúp làm chậm tiến triển của bệnh, phòng ngừa bệnh tái phát và hỗ trợ các biện pháp điều trị ngoại khoa.

Dùng thuốc: dùng thuốc chống đông máu, thuốc giảm đau và thuốc hỗ trợ tĩnh mạch theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Chích xơ: một dung dịch sẽ được tiêm vào tĩnh mạch gây phản ứng viêm kết hợp với nén ép tĩnh mạch, khiến máu không vào được tĩnh mạch bị giãn, kết quả là tĩnh mạch đó bị xơ hóa và không còn hoạt động nữa.

Phẫu thuật: được áp dụng cho trường hợp tổn thương tĩnh mạch nông, đoạn tĩnh mạch bị giãn sẽ bị cắt bỏ thông qua các đường rạch nhỏ. Ca phẫu thuật thường kéo dài khoảng 5-10 phút. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được băng ép và nằm bất động trên giường khoảng ba ngày.

Hạn chế đi giày cao gót
Hạn chế đi giày cao gót

7. Phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch

  • Không đi đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.
  • Khi nghỉ ngơi, nên kê chân cao
  • Ăn nhiều chất xơ, vitamin và uống nhiều nước
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, nên tập đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày
  • Có thể xoa bóp và ngâm chân trong nước ấm.
  • Hạn chế đi giày cao gót.
  • Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai.

8. Tiên lượng

Không có phương pháp trị dứt điểm Giãn tĩnh mạch, kể cả phẫu thuật thì tái phát rất phổ biến. Những người có vết loét tĩnh mạch có nguy cơ bệnh tật và chất lượng cuộc sống kém. Không giống hệ thống tĩnh mạch sâu, huyết khối tĩnh mạch nông hiếm gặp và ít khi gây ra thuyên tắc phổi. Giãn tĩnh mạch không điều trị gây ra kém thẩm mỹ và đây là lý do khiến mọi người tìm cách điều trị.

9. Biến chứng

  • Loét tĩnh mạch
  • Đau
  • Kém thẩm mỹ.

Để đặt lịch khám tại nhà thuốc, Quý khách vui lòng bấm số 1800 282 262 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Cao Tuân Mạch Linh – Giải Pháp Toàn Diện Cho Người Bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch

Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt ở những người lớn tuổi, phụ nữ và những người thường xuyên phải đứng hoặc ngồi lâu trong công việc. Đây là tình trạng các tĩnh mạch bị giãn nở, sưng phồng do máu không lưu thông tốt, gây ra cảm giác đau nhức, nặng chân và thậm chí dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Cao Tuân Mạch Linh đã trở thành một giải pháp được nhiều người lựa chọn nhờ vào khả năng hỗ trợ điều trị hiệu quả và an toàn. Hãy cùng nhà thuốc Đông y Gia truyền Phạm Bá Tuân tìm hiểu chi tiết về sản phẩm này trong bài viết dưới đây!

Suy Giãn Tĩnh Mạch Là Gì?

Suy giãn tĩnh mạch (hay còn gọi là giãn tĩnh mạch) là tình trạng các tĩnh mạch trở nên giãn nở, sưng to và biến dạng do máu không lưu thông được về tim. Tĩnh mạch là các mạch máu có chức năng đưa máu từ các bộ phận trở về tim. Khi tĩnh mạch bị suy yếu hoặc van tĩnh mạch bị hỏng, máu sẽ ứ đọng và gây ra hiện tượng giãn nở.

Nguyên Nhân Gây Ra Suy Giãn Tĩnh Mạch

  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
  • Thói quen sống: Ngồi hoặc đứng lâu, ít vận động, béo phì là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Tuổi tác và giới tính: Phụ nữ và người lớn tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh do sự thay đổi hormone và sự suy giảm chức năng của tĩnh mạch theo thời gian.

Triệu Chứng Của Suy Giãn Tĩnh Mạch

Người bị suy giãn tĩnh mạch thường có những triệu chứng như:

  • Chân bị sưng, đặc biệt là vào buổi chiều tối.
  • Cảm giác nặng chân, đau nhức, mỏi chân.
  • Da chân có thể thay đổi màu sắc, thậm chí xuất hiện các vết loét.
  • Các tĩnh mạch nổi rõ dưới da, đặc biệt là ở chân.
Các đường gân xanh, đỏ nổi trên bề mặt da.
Các đường gân xanh, đỏ nổi trên bề mặt da.

Cao Tuân Mạch Linh là một sản phẩm hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch, được bào chế từ các thành phần thiên nhiên. Sản phẩm này đã được nghiên cứu và phát triển nhằm giúp người bệnh giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do suy giãn tĩnh mạch gây ra.

Những Đối Tượng Có Nguy Cơ Mắc Suy Giãn Tĩnh Mạch

Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng trong xã hội. Hiểu rõ các nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh này sẽ giúp mọi người chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị kịp thời. Dưới đây là những đối tượng dễ bị suy giãn tĩnh mạch:

Người Có Tiền Sử Gia Đình Mắc Bệnh

Những người có người thân trong gia đình như bố mẹ, anh chị em mắc suy giãn tĩnh mạch sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này do yếu tố di truyền. Yếu tố gen di truyền có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của các van tĩnh mạch, làm cho chúng yếu hơn và dễ bị tổn thương.

Người Cao Tuổi

Tuổi tác là một yếu tố quan trọng dẫn đến suy giãn tĩnh mạch. Khi càng lớn tuổi, các van tĩnh mạch và các cơ ở chân càng yếu đi, khả năng lưu thông máu giảm, dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh. Bệnh thường gặp ở những người trên 50 tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh do sự thay đổi nội tiết tố.

Phụ Nữ Mang Thai

Trong quá trình mang thai, sự thay đổi hormone và áp lực từ thai nhi lên vùng bụng dưới có thể làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở chân, làm giảm lưu thông máu về tim và dẫn đến suy giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, tình trạng tăng cân đột ngột cũng góp phần làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Người Làm Việc Văn Phòng

Những người làm việc trong môi trường văn phòng thường phải ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài mà ít vận động, điều này khiến máu dễ bị ứ đọng ở chân và làm tăng nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch. Việc ngồi liên tục trong nhiều giờ không chỉ gây ra các vấn đề về cột sống mà còn ảnh hưởng xấu đến hệ thống tĩnh mạch.

Những Người Phải Đứng Lâu

Những nghề nghiệp phải đứng lâu như giáo viên, y tá, nhân viên bán hàng, đầu bếp, bảo vệ,… đều có nguy cơ cao mắc suy giãn tĩnh mạch. Việc đứng liên tục trong thời gian dài sẽ tạo áp lực lớn lên các tĩnh mạch ở chân, làm giảm khả năng lưu thông máu và dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.

Giáo viên là đối tượng dễ mắc giãn tĩnh mạch do đặc thù công việc đứng lâu.
Giáo viên là đối tượng dễ mắc giãn tĩnh mạch do đặc thù công việc đứng lâu.

Người Béo Phì hoặc Thừa Cân

Thừa cân, béo phì là một yếu tố nguy cơ cao dẫn đến suy giãn tĩnh mạch. Cân nặng dư thừa tạo áp lực lớn lên các tĩnh mạch, đặc biệt là ở chân, làm cản trở lưu thông máu và làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, người béo phì thường có lối sống ít vận động, đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Người Có Thói Quen Sinh Hoạt Không Lành Mạnh

Những thói quen như hút thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên có thể làm suy yếu thành mạch và ảnh hưởng đến tuần hoàn máu. Ngoài ra, việc mang giày cao gót thường xuyên, ngồi bắt chéo chân hoặc tư thế không đúng cũng làm tăng nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch.

Người Có Tiền Sử Chấn Thương hoặc Phẫu Thuật Vùng Chân

Những người từng bị chấn thương ở chân hoặc trải qua các ca phẫu thuật vùng chân có nguy cơ cao mắc suy giãn tĩnh mạch. Chấn thương có thể làm tổn thương các tĩnh mạch, cản trở lưu thông máu và dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.

Người Có Bệnh Lý Nền

Những người mắc các bệnh lý nền như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch,… cũng có nguy cơ cao mắc suy giãn tĩnh mạch. Các bệnh này ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và làm gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch, dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.

Cao Tuân Mạch Linh ra đời như 1 liệu pháp cứu tinh cho người bệnh giãn tĩnh mạch

Cao Tuân Mạch Linh là một sản phẩm hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch, được bào chế từ các thành phần thiên nhiên. Sản phẩm này đã được nghiên cứu và phát triển nhằm giúp người bệnh giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do suy giãn tĩnh mạch gây ra.

Cao Tuân Mạch Linh với thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên – cứu tinh của bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch.
Cao Tuân Mạch Linh với thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên – cứu tinh của bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch.

Cao Tuân Mạch Linh là sự kết hợp độc đáo của nhiều loại thảo dược thiên nhiên, giúp hỗ trợ điều trị và cải thiện các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch một cách hiệu quả. Các thành phần chính trong sản phẩm bao gồm:

  • Hoa Hòe (Sophora japonica): Hoa hòe chứa nhiều rutin – một flavonoid có tác dụng làm bền thành mạch, chống viêm và giảm các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch. Rutin giúp giảm tính thấm của mao mạch, ngăn ngừa hiện tượng xuất huyết dưới da và tăng cường sức bền của các tĩnh mạch. Hoa hòe còn có tác dụng làm mát, giúp giải độc và thanh nhiệt cơ thể.
  • Đương Quy (Angelica sinensis): Đương quy từ lâu đã được biết đến với công dụng bổ huyết, hoạt huyết và điều hòa khí huyết. Thành phần này giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm các triệu chứng đau nhức và tăng cường sức khỏe của hệ tĩnh mạch. Đương quy còn giúp làm giảm nguy cơ hình thành huyết khối và cải thiện tình trạng máu lưu thông kém.
  • Thổ Phục Linh (Smilax glabra): Thổ phục linh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt và lợi tiểu. Đặc biệt, thảo dược này còn giúp tăng cường lưu thông máu, giảm tình trạng tắc nghẽn và hỗ trợ làm bền thành mạch. Thổ phục linh thường được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến viêm nhiễm và suy giảm chức năng tĩnh mạch.
  • Cam Thảo (Glycyrrhiza uralensis): Cam thảo có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm và làm dịu các triệu chứng kích ứng da. Cam thảo giúp giảm đau và hỗ trợ hệ tiêu hóa, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Trong điều trị suy giãn tĩnh mạch, cam thảo còn giúp cải thiện lưu thông máu và làm dịu các triệu chứng đau nhức, sưng viêm.
  • Cốt Khí Củ (Polygonum cuspidatum): Cốt khí củ chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa mạnh như resveratrol, giúp bảo vệ thành mạch, ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do gây ra. Thảo dược này cũng có tác dụng giảm viêm, bảo vệ mạch máu và tăng cường sự đàn hồi của các thành mạch. Cốt khí củ thường được sử dụng để điều trị các bệnh về mạch máu, đặc biệt là suy giãn tĩnh mạch.

Hoa hòe chứa nhiều rutin – một flavonoid có tác dụng làm bền thành mạch.

Các thành phần này được kết hợp theo một công thức đặc biệt, giúp hỗ trợ tối đa trong việc điều trị suy giãn tĩnh mạch, cải thiện tuần hoàn máu và giảm thiểu các triệu chứng đau nhức, sưng tấy. Việc sử dụng Cao Tuân Mạch Linh thường xuyên và đúng liều lượng sẽ giúp người bệnh cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt, cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm:

  • Giảm đau và sưng chân: Cao Tuân Mạch Linh giúp làm giảm nhanh chóng cảm giác đau nhức, sưng tấy ở chân.
  • Tăng cường tuần hoàn máu: Sản phẩm hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng ứ đọng.
  • Ngăn ngừa biến chứng: Sử dụng Cao Tuân Mạch Linh thường xuyên giúp giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như loét da, thuyên tắc mạch máu.

Sử dụng Cao Tuân Mạch Linh mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Với thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, Cao Tuân Mạch Linh an toàn cho người sử dụng, không gây ra các tác dụng phụ như khi dùng thuốc tây y. Sản phẩm đã được kiểm định và chứng nhận bởi các cơ quan y tế, đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch.

Cao Tuân Mạch Linh được bào chế dưới dạng cao lỏng, dễ dàng sử dụng bằng cách pha loãng với nước ấm uống hàng ngày. Đây là hình thức sử dụng thuận tiện, phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt là những người lớn tuổi.

So với các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch khác như phẫu thuật hay dùng thuốc tây, việc sử dụng Cao Tuân Mạch Linh tiết kiệm chi phí hơn nhiều mà vẫn đảm bảo hiệu quả.

Để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình sử dụng Cao Tuân Mạch Linh, người dùng cần tuân thủ đúng hướng dẫn:

  • Liều lượng: Pha 30ml cao Tuân Mạch Linh với 500ml nước ấm, không uống khi đói bụng.
  • Kết hợp chế độ ăn uống: Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và kiêng tôm, tép.
  • Tập luyện: Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe để tăng cường lưu thông máu.

Cao Tuân Mạch Linh thực sự là một giải pháp toàn diện và hiệu quả cho những người đang gặp phải các vấn đề về suy giãn tĩnh mạch. Với thành phần 100% từ thiên nhiên, sản phẩm không chỉ giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu mà còn hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng, bảo vệ sức khỏe tĩnh mạch của bạn. Hãy kiên trì sử dụng Cao Tuân Mạch Linh kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh để có một đôi chân khỏe mạnh và một cơ thể tràn đầy năng lượng.

Để lại thông tin, nhận tư vấn miễn phí từ nhà thuốc ngay hôm nay!

Nhà thuốc Đông y Gia truyền Phạm Bá Tuân

Địa chỉ: xóm 3, thôn Liên Hồng, xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, tình Thái Bình.

Website: www.tuanmachlinh.com

Hotline: 1800 282 262 (miễn phí)

Tuân Mạch Linh tri ân phái đẹp nhân dịp 20/10

Trao ngàn ưu đãi – Gửi trọn yêu thương

Tuân mạch linh tri ân ngày 20/10
Tuân mạch linh tri ân ngày 20/10
Thay lời tri ân gửi đến những bóng hồng xinh đẹp nhân dịp 20/10, từ ngày 12/10 đến hết 20/10/2024, Nhà thuốc Tuân Mạch Linh triển khai chương trình ưu đãi MUA 2 TẶNG 1 áp dụng đối với dòng sản phẩm cao Tuân Mạch Linh.
🔹Nội dung chương trình:
Khách hàng mua 01 liệu trình (02 chai giá 2.400.000 VNĐ), tặng ngay 01 chai giá 1.300.000 VNĐ.
🔹Đối tượng áp dụng:
Áp dụng cho toàn bộ khách hàng (mới/cũ) khi mua 01 liệu trình.
*/ Mỗi khách hàng chỉ được mua 01 liệu trình trong thời gian diễn ra ưu đãi.
*/ Chương trình áp dụng có điều kiện.
Quý khách hàng vui lòng liên hệ số hotline: 1800 282 262 hoặc để lại thông tin để được tư vấn chi tiết về chương trình ưu đãi.
———
Công ty TNHH Tuân Mạch Linh
Địa chỉ: Xóm 3, thôn Liên Hồng, xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
Hotline: 1800 282 262

Có mấy loại và mấy cấp độ suy giãn tĩnh mạch?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể dẫn tới biến chứng nặng, khi máu ứ trong lòng tĩnh mạch hình thành các cục máu đông và trôi về tim, gây thuyên tắc động mạch phổi, có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy, mỗi người cần nắm được thông tin về cấp độ, suy giãn tĩnh mạch biểu hiện là gì,… để phát hiện và điều trị bệnh sớm.

1. Suy giãn tĩnh mạch – thông tin cần biết

Tĩnh mạch mang máu có ít oxy trở về tim, còn động mạch thì dẫn máu giàu oxy từ tim đi đến các cơ quan khác trên cơ thể. Suy giãn tĩnh mạch chính là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng phồng (có thể quan sát rõ ràng bằng mắt). Các tĩnh mạch có màu xanh, phồng to, ngoằn ngoèo. Nếu không điều trị thì tình trạng này sẽ chuyển biến xấu theo thời gian.

Có mấy loại suy giãn tĩnh mạch? Ở chân có 3 loại tĩnh mạch là: Tĩnh mạch nông (nằm gần da nhất), tĩnh mạch sâu (nằm giữa các nhóm cơ) và tĩnh mạch xuyên (nối tĩnh mạch nông với tĩnh mạch sâu). Suy giãn tĩnh mạch thường gặp ở tĩnh mạch nông của chân – xảy ra khi tình trạng áp lực máu cao bên trong tĩnh mạch.

Suy giãn tĩnh mạch biểu hiện là gì? Cụ thể, bệnh nhân sẽ cảm thấy chân nặng, mỏi, hay bị tê bì. Triệu chứng này sẽ nặng hơn nếu bạn đứng hoặc ngồi quá lâu. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bị chuột rút vào ban đêm, nhìn thấy búi tĩnh mạch nổi trên chân hoặc những nút thắt tĩnh mạch giãn mềm. Đôi khi da chân bị đổi màu, đỏ da, dễ kích ứng, phát ban hoặc thậm chí là loét da. Nếu bị suy giãn tĩnh mạch nặng, bệnh nhân có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu – biểu hiện là chân bị sưng phồng đột ngột. Đây là biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong nên người bệnh cần đi khám ngay.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch gồm: Tiền sử gia đình, thừa cân – béo phì, hút thuốc lá, ít tập thể dục, mắc huyết khối tĩnh mạch sâu, yêu cầu công việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu, phụ nữ mang thai, tuổi từ 30 – 70,… Phụ nữ có nguy cơ suy giãn tĩnh mạch cao hơn so với nam giới.

2. Tìm hiểu về các cấp độ suy giãn tĩnh mạch

2.1 Phân loại CEAP chia cấp độ suy giãn tĩnh mạch

Việc xác định chẩn đoán chủ yếu dựa trên suy giãn tĩnh mạch biểu hiện lâm sàng. Hiện nay, lâm sàng chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch mạn tính được chia làm 6 giai đoạn tùy mức độ tổn thương da theo phân loại CEAP.

  • Phân loại CEAP (1995): Áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới và hiện vẫn đang áp dụng trên lâm sàng. Trong đó, C là lâm sàng, E là nguyên nhân bệnh sinh, A là giải phẫu học và P là sinh bệnh học;
  • Phân loại CEAP nâng cao (2004): Mô tả rõ hơn về bệnh so với phân loại CEAP kinh điển, chủ yếu áp dụng trong các nghiên cứu lâm sàng.

Về cấp độ, suy giãn tĩnh mạch được chia làm các mức độ từ C0 – C6 tùy theo tình trạng và giai đoạn phát triển của bệnh. Cụ thể:

  • C0: Không có biểu hiện bệnh lý tĩnh mạch nên chưa thể quan sát hoặc sờ thấy được;
  • C1: Giãn mao tĩnh mạch dạng lưới hoặc dạng mạng nhện, đường kính dưới 3mm;
  • C2: Giãn tĩnh mạch có đường kính trên 3mm;
  • C3: Phù ở chi dưới nhưng chưa có biến đổi trên da;
  • C4: Đã có biến đổi trên da do bệnh lý ở tĩnh mạch:
    • C4a: Rối loạn sắc tố/chàm tĩnh mạch;
    • C4b: Xơ mỡ da/teo trắng của Milian;
  • C5: Có những biến đổi trên da như trên, đi kèm với vết loét đã lành sẹo;
  • C6: Có những biến đổi trên da như trên, đi kèm với vết loét đang tiến triển.
Giải đáp có mấy loại suy giãn tĩnh mạch?
Giải đáp có mấy loại suy giãn tĩnh mạch?

2.2 Biểu hiện chi tiết của các cấp độ suy giãn tĩnh mạch

  • Cấp độ 0: Là suy giãn tĩnh mạch cấp độ nhẹ. Ở giai đoạn này, các tĩnh mạch đã bắt đầu suy yếu nhưng không có biểu hiện rõ ràng trên lâm sàng. Người bệnh chỉ có thể phát hiện ra mắc suy giãn tĩnh mạch nếu dùng các phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng hoặc kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh;
  • Cấp độ 1: Các tĩnh mạch bắt đầu giãn ra (kích thước nhỏ khoảng 1mm), có thể xuất hiện ở các vùng dưới mắt cá trong, vùng đùi, bắp chân,… Ở cấp độ này, suy giãn tĩnh mạch chân biểu hiện là ngứa chân, mỏi chân, đau chân (tình trạng này nặng hơn khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều) nhưng dấu hiệu vẫn còn khá mờ nhạt, lúc có lúc không nên bệnh nhân thường không chú ý;
  • Cấp độ 2: Các tĩnh mạch đã giãn trên 3mm. Từ giai đoạn này trở đi, các dấu hiệu của bệnh sẽ rõ ràng hơn. Những triệu chứng cụ thể gồm: Đau nhức, tê bì chân, nặng chân và tĩnh mạch xanh tím bị nổi rõ trên da;
  • Cấp độ 3: Xuất hiện tình trạng bàn chân hoặc bắp chân bị sưng to, phù chân vào buổi chiều tối hoặc khi đứng nhiều;
  • Cấp độ 4: Do nguyên nhân ứ đọng máu nhiều ở ngoại vi nên da chân của bệnh nhân sẽ sậm màu hơn, đi kèm triệu chứng phù chân, xơ bì và sừng hóa. Khi ấn ngón tay vào vùng suy giãn tĩnh mạch thì sẽ tạo ra vết lõm;
  • Cấp độ 5: Suy giãn tĩnh mạch chân biểu hiện là các tĩnh mạch nổi chằng chịt trên da, bắt đầu có vết loét ở chân;
  • Cấp độ 6: Xuất hiện nhiều vết loét ở chân, các vết loét to – nhỏ xen kẽ lẫn nhau, vết loét khá sâu và khó lành hơn.

3. Điều trị suy giãn tĩnh mạch theo các cấp độ bệnh

Từ cấp độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch phù hợp cho từng bệnh nhân:

3.1 Suy giãn tĩnh mạch cấp độ nhẹ (0 – 1)

Nếu bệnh lý này được phát hiện ở các cấp độ 0 hoặc 1 thì việc điều trị sẽ rất đơn giản bởi tĩnh mạch chỉ mới bị suy giãn nhẹ. Việc điều trị sớm từ giai đoạn đầu giúp ngăn chặn bệnh suy giãn tĩnh mạch tiến triển tới các giai đoạn nặng, đồng thời phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm sau này.

Trong giai đoạn đầu, nếu suy giãn tĩnh mạch biểu hiện không quá nghiêm trọng, không gây khó chịu thì bệnh nhân không cần phải sử dụng thuốc mà chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện và sinh hoạt là được. Cụ thể:

  • Chế độ ăn uống: Sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C và E, uống nhiều nước, hạn chế đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ và bia, rượu,…;
  • Chế độ sinh hoạt: Không ngồi hoặc đứng quá lâu, nên thay đổi tư thế liên tục, đi lại nhiều hơn;
  • Chế độ tập luyện: Bệnh nhân có thể lựa chọn các môn thể dục thể thao phù hợp như yoga, bơi lội, đi bộ, đạp xe,… Đồng thời, người bệnh nên đi tất y khoa trong quá trình luyện tập.
Ăn thực phẩm giàu chất xơ giúp hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch cấp độ nhẹ
Ăn thực phẩm giàu chất xơ giúp hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch cấp độ nhẹ

3.2 Suy giãn tĩnh mạch cấp độ tiến triển (2 – 3 – 4)

Ở giai đoạn này, suy giãn tĩnh mạch biểu hiện rõ ràng nên người bệnh có thể dễ dàng nhận biết được. Do các triệu chứng ảnh hưởng khá nhiều tới sinh hoạt hằng ngày nên người bệnh cần sử dụng các thuốc điều trị để giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Bệnh nhân chú ý sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng hoặc lạm dụng thuốc vì có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Đồng thời, bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch giai đoạn tiến triển cũng cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học và lành mạnh hơn để hỗ trợ điều trị bệnh, cải thiện khả năng hồi phục.

3.3 Suy giãn tĩnh mạch cấp độ cuối (5 – 6)

Nếu bệnh suy giãn tĩnh mạch tiến triển tới cấp độ cuối thì bệnh nhân cần phải cẩn thận trước những biến chứng nguy hiểm như huyết khối tĩnh mạch, vỡ tĩnh mạch, lở loét hoại tử da,… Trong giai đoạn này, nếu các phương pháp điều trị thông thường không mang lại hiệu quả thì người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện phương pháp phẫu thuật. Bác sĩ sẽ phẫu thuật loại bỏ các tĩnh mạch bị suy giãn và người bệnh sẽ không còn bị “tra tấn” bởi những triệu chứng khó chịu nữa.

Tuy nhiên, nếu không giải quyết được tận gốc nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch thì sau đó người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát ở các vùng tĩnh mạch khác. Do đó, bệnh nhân vẫn cần có những biện pháp phòng bệnh phù hợp cả trong đời sống sinh hoạt và chế độ ăn uống hằng ngày.

Thông tin trên đã giúp bạn đọc nắm được suy giãn tĩnh mạch biểu hiện, cấp độ như thế nào để có được lựa chọn điều trị phù hợp nhất. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ đúng mọi chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Uống trà thảo mộc giúp bạn thư giãn khi căng thẳng, mệt mỏi

Những lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi vì áp lực cuộc sống hay bệnh tật có thể khiến chúng ta cảm thấy kiệt sức. Uống trà thảo mộc là một biện pháp tự nhiên và hiệu quả để cải thiện cảm giác tồi tệ, giúp bạn lấy lại tinh thần và sức khỏe tốt hơn.

Căng thẳng, lo âu là một tình trạng tiêu cực có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Có nhiều cách để cải thiện tình trạng căng thẳng, mệt mỏi tạm thời, trong đó sử dụng trà thảo dược là một biện pháp phổ biến có thể giúp giảm căng thẳng, kiểm soát sự lo lắng và phục hồi sức khỏe.

Trà thảo mộc Tuân Mạch Linh
Trà thảo mộc Tuân Mạch Linh

Nghiên cứu cho thấy, phần lớn các lợi ích về miễn dịch và sức khỏe tổng thể của trà liên quan đến chất chống oxy hóa có trong chúng.

Từ xưa đến nay, nấm linh chi đã được coi là loại nấm quý trong Đông y, thuộc dạng thượng phẩm với hơn 200 hoạt chất có tác dụng cải thiện sức khỏe. Dưới sự ảnh hưởng của dịch bệnh cũng như thói quen sinh hoạt không lành mạnh, để tăng cường sức khỏe nhiều người bắt đầu sử dụng nấm linh chi như một loại trà uống hàng ngày. Các nghiên cứu đã cho thấy nấm linh chi có những tác dụng hữu hiệu đối với sức khỏe.

Trong nấm linh chi có nhóm hoạt chất Polysaccharides beta-glucan có tác dụng mạnh mẽ hỗ trợ tăng cường chức năng đại thực bào, giúp tăng hoạt động tế bào miễn dịch, giúp cơ thể sản xuất interferon chống dị ứng, chống viêm và ức chế tế bào ác tính. Hoạt chất acid ganoderic trong nấm linh chi cũng có tác dụng hỗ trợ kích thích các yếu tố kháng virus. Từ đó, hỗ trợ đem lại hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, giảm triệu chứng bệnh tốt hơn.

 

Nấm linh chi giúp tăng sức đề kháng hiệu quả
Nấm linh chi giúp tăng sức đề kháng hiệu quả

Xạ đen có chứa hợp chất Flavanoid giúp chống lại sự oxi hóa, ức chế sự phát triển của các gốc tự do, sự lão hóa tế bào. Hoạt chất này góp phần không nhỏ trong quá trình ức chế các tế bào khổng lồ, các tế bào lạ xuất hiện trong cơ thể, hạn chế sự lan rộng của Ung thư.

Hoạt chất Quinnon kết hợp với Flavanoid hóa lỏng tế bào, ngăn chặn sự phát triển của các khối u, kể cả u bướu ác tính. Đặc biệt, cây thuốc nam cũng giúp các khối u lành tính, u xơ u nang tiêu giảm đi trong quá trình sử dụng.

Xạ đen tốt cho những người thường xuyên mất ngủ, suy nhược cơ thể hoặc thiếu máu. Ngoài ra, xạ đen cũng giúp tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ điều trị chứng hoa mắt chóng mặt.

 

Tác dụng của cây xạ đen hỗ trợ điều trị mất ngủ, kém ăn
Tác dụng của cây xạ đen hỗ trợ điều trị mất ngủ, kém ăn

Lá sen có chứa hàm lượng nuciferin sẽ giúp ổn định huyết áp, hạ huyết áp và ngăn ngừa bệnh huyết áp cao. Hỗ trợ tiêu giảm mỡ thừa và hàm lượng cholesterol trong máu, từ đó giúp giảm cân hiệu quả. Có tác dụng giảm thiểu sự ngưng tụ tiểu cầu và cải thiện tuần hoàn máu cực kỳ tốt. Việc sử dụng trà này thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm mỡ trong máu hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa các triệu chứng tai biến mạch máu não nên rất thích hợp sử dụng cho người cao tuổi.

Trong lá sen có chứa hợp chất Alkaloid, có tác dụng an thần và hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ. Uống trà lá sen mỗi ngày sẽ giúp giải tỏa stress cùng với căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả.

Uống trà lá sen mỗi ngày sẽ giúp giải tỏa stress cùng với căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả.
Uống trà lá sen mỗi ngày sẽ giúp giải tỏa stress cùng với căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả.

Cam thảo là loại thảo dược chứa các thành phần kháng khuẩn và virus hiệu quả, giúp ngăn ngừa các bệnh về nhiễm trùng theo mùa. Loại thảo mộc này còn giúp ngăn chặn tình trạng tức ngực, dịch nhầy ở đường hô hấp, giúp người bệnh có thể thở bình thường.

Cam thảo còn có khả năng kiểm soát nồng độ cholesterol hiệu quả thông qua việc tăng lưu lượng mật của cơ thể, giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa của cholesterol xấu, một trong những yếu tố gây nên các bệnh về tim mạch.

Cam thảo giúp kháng khuẩn và virus hiệu quả, giúp ngăn ngừa các bệnh về nhiễm trùng theo mùa.
Cam thảo giúp kháng khuẩn và virus hiệu quả, giúp ngăn ngừa các bệnh về nhiễm trùng theo mùa.

Bất kể bạn thích uống loại trà nào như trà linh chi, trà xạ đen, trà lá sen, trà cam thảo… đều có thể tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần và thư giãn. Tuy nhiên các loại trà thảo mộc thường có hiệu quả hơn do kết hợp các thành phần thảo mộc có lợi cho sức khỏe và làm tăng thêm tác dụng chữa bệnh.

Trà TUÂN MẠCH LINH – loại trà thảo mộc giúp giảm lo âu, căng thẳng, mệt mỏi

Từ những nguyên liệu thuần tự nhiên, linh chi, xạ đen, lá sen, cam thảo, trà thảo mộc Tuân Mạch Linh có mùi hương và hương vị vô cùng dễ chịu, tốt cho sức khỏe và được nhiều người ưa chuộng.

Trà thảo mộc Tuân Mạch Linh giúp giảm căng thẳng, thư giãn.
                                                 Trà thảo mộc Tuân Mạch Linh giúp giảm căng thẳng, thư giãn.

Uống trà thảo mộc Tuân Mạch Linh có tốt không?

Uống trà thảo mộc tốt cho sức khỏe. Với những thành phần từ thiên nhiên và tốt cho sức khỏe như cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng và lo âu, duy trì lượng đường, giảm cân, ngăn ngừa bệnh ung thư và tim mạch… Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về lượng thời gian và liều dùng để không gây ra tác dụng phụ.

Có nên uống trà thảo mộc Tuân Mạch Linh mỗi ngày không?

Trà thảo mộc được làm từ nguyên liệu thuần tự nhiên nên rất an toàn cho sức khỏe người dùng. Việc uống trà mỗi ngày là cách xây dựng thói quen tốt cho sức khỏe.

Trà thảo mộc Tuân Mạch Linh với những nguyên liệu thuần tự nhiên nên có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, đặc biệt giúp giảm căng thẳng, thư giãn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về sức khỏe, truy cập vào website để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin mới nhất nào.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN PHẠM BÁ TUÂN

Địa chỉ: Liên Hồng, Bách Thuận, Vũ Thư, Thái Bình

Hotline: 0865 018 228  –  0902 083 105 –  1800 282 262

Tuân Mạch Linh vinh dự nhận giải thưởng Thương hiệu Vàng năm 2023

Thương hiệu Cao Tuân Mạch Linh của Công Ty TNHH Tuân Mạch Linh đã vinh dự là một trong số các doanh nghiệp được vinh danh tại Giải thưởng “Thương hiệu vàng, logo & slogan ấn tượng” năm 2023. Đây là sự ghi nhận những đóng góp của Công Ty TNHH Tuân Mạch Linh trong lĩnh vực Đông y.

Giải thưởng “Thương hiệu vàng, logo & slogan ấn tượng” là giải thưởng uy tín được trao cho các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành hàng, lĩnh vực trong cả nước. Năm 2023, Thương hiệu Cao Tuân Mạch Linh của Công Ty TNHH Tuân Mạch Linh vinh dự là một trong số các doanh nghiệp được vinh danh. Đây là  sự ghi nhận xứng đáng cho những đóng góp của Công Ty TNHH Tuân Mạch Linh trong lĩnh vực Đông y.

Sáng ngày 25/11/2023, Cục Quản lý thị trường phối hợp cùng Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt nam (VATAP) đã tổ chức Lễ trao thưởng Thương hiệu vàng – Logo, Slogan ấn tượng năm 2023. Đây là chương trình được tổ chức thường niên, với mục tiêu tôn vinh các doanh nghiệp có nhiều nỗ lực và thành công trong việc xây dựng thương hiệu, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát triển thương hiệu gắn liền với năng lực cạnh tranh. Đồng thời tạo động lực khuyến khích doanh nghiệp liên tục đổi mới sáng tạo.

Ông Phạm Bá Lin – Giám đốc công ty đại diện nhận giải thưởng
Ông Phạm Bá Lin – Giám đốc công ty đại diện nhận giải thưởng

Giải thưởng “Thương hiệu Vàng” năm nay được trao tặng cho nhiều doanh nghiệp lớn, có chiến lược thương hiệu thành công, gây tiếng vang trong cộng đồng. Đặc biệt trong số các doanh nghiệp nhận giải thì có nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Đây chính là sự ghi nhận của cộng đồng, người tiêu dùng giúp các doanh nghiệp có nhiều động lực hơn nữa để mang lại những giải pháp, sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người dân.

Sản phẩm Cao Tuân Mạch Linh giới thiệu đến người tiêu dùng trên sóng truyền hình
Sản phẩm Cao Tuân Mạch Linh giới thiệu đến người tiêu dùng trên sóng truyền hình

Trong số các doanh nghiệp đạt giải, Thương hiệu Cao Tuân Mạch Linh là sản phẩm gây được ấn tượng. Bởi sản phẩm cao Tuân Mạch Linh của Công ty TNHH Tuân Mạch Linh được ra đời dựa trên kế thừa của Nhà thuốc Đông y Gia Truyền Phạm Bá Tuân. Với lĩnh vực khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền và nghiên cứu các bài thuốc từ đông y.

Công ty TNHH Tuân Mạch Linh cho ra đời sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cao Tuân Mạch Linh được xem là giải pháp hỗ trợ và phòng ngừa các chứng suy giãn tĩnh mạch hiệu quả. Sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khoẻ Cao Tuân Mạch Linh đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và quy định của Bộ Y Tế.

Đặc biệt, Cao Tuân Mạch Linh sử dụng 100% thành phần thảo dược quý hiếm như: Hoa hòe, cam thảo, cốt khí củ, thổ phục linh… cùng công thức pha trộn đã được kiểm nghiệm có tác dụng làm khỏe thành máu và được sản xuất tại Việt Nam.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất , Tuân Mạch Linh luôn chọn những thảo dược có chất lượng tốt nhất tăng trương lực thành tĩnh mạch như Diosmin, Hesperidin, hạt dẻ ngựa; các thảo dược giúp chống oxy hóa mạnh như lý chua đen, hạt nho, vỏ thông; các thảo dược hoạt huyết như bạch quả, butcher’s broom.

Nhờ vậy, cao Tuân Mạch Linh giúp giảm các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch như đau, nặng chân, tê bì, nhức mỏi, chuột rút, hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cao Tuân Mạch Linh đang trở thành một trong những sản phẩm viên uống hỗ trợ ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch được tin dùng rộng rãi trên thị trường hiện na.

Trong số các doanh nghiệp đạt giải, Thương hiệu Cao Tuân Mạch Linh là sản phẩm gây được ấn tượng. Bởi sản phẩm cao Tuân Mạch Linh của Công ty TNHH Tuân Mạch Linh được ra đời dựa trên kế thừa của Nhà thuốc Đông y Gia Truyền Phạm Bá Tuân. Với lĩnh vực khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền và nghiên cứu các bài thuốc từ đông y.

Chuyên gia chia sẻ về sản phẩm Cao Tuân Mạch Linh
Chuyên gia chia sẻ về sản phẩm Cao Tuân Mạch Linh

Chia sẻ tại buổi lễ Ông Phạm Bá Lin – Giám đốc công ty cho biết: tôn chỉ hoạt động của công ty chính là “Sức khỏe của bạn hạnh phúc của chúng tôi”, vì vậy Công ty TNHH Tuân Mạch Linh luôn luôn nỗ lực để mang đến khách hàng, bệnh nhân những sản phẩm tốt nhất. Đặc biệt các nguyên liệu bào chế sản phẩm của công ty đều được lấy từ nguồn dược liệu sạch kết hợp với công thức gia truyền. Chính vì vậy, Công ty luôn cam kết chất lượng trên từng sản phẩm. Và giải thưởng thương hiệu vàng năm nay chính là nguồn động lực to lớn để tất cả đội ngũ, thành viên của Công Ty Tuân Mạch Linh tận hiến với nghề…

Biến chứng của bệnh Suy giãn tĩnh mạch

Theo nghiên cứu, đối với người trên 50 tuổi thì có đến 75 – 80% bị suy giãn tĩnh mạch. Trong đó có đến 2/3 bệnh nhân gặp phải biến chứng.

Ở các nước tiên tiến như châu Âu, Mỹ v.v…Bệnh lý tĩnh mạch có một ý nghĩa y tế – xã hội khá quan trọng vì bệnh rất thường gặp. Theo các thống kê ở Pháp, bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chiếm đến 1% ở nam giới và 4,5% nữ giới ở tuổi trưởng thành, trong đó có hơn 70% là nữ và khoảng 35% ở những người đang làm việc. Đối với người trên 50 tuổi thì có đến 75-80% bị suy giãn tĩnh mạch. Trong đó có đến 2/3 bệnh nhân gặp phải biến chứng.

Các bước tiến triển của bệnh Suy giãn tĩnh mạch
Các bước tiến triển của bệnh Suy giãn tĩnh mạch

Ở Việt Nam, trên thực tế bệnh cũng rất thường gặp nhưng ít được sự chú ý của cả thầy thuốc và bệnh nhân. Cho đến nay chưa có một thống kê đầy đủ về loại bệnh này. Tuy nhiên theo dự đoán của các chuyên gia y tế, bệnh sẽ gia tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sống ở nước ta.

Nguyên nhân gây suy tĩnh mạch

Máu di chuyển trong lòng tĩnh mạch theo chiều từ nông vào sâu và từ dưới lên trên nhờ hệ thống van mở ra khi máu đi về trung tâm, và  đóng lại không cho máu chảy ngược. Cơ chế đóng, mở của van  nhờ lực hút tạo bởi hoạt động của cơ hoành, sức hút của tim, áp lực âm vùng trung thất cùng lực đẩy do hoạt động của hệ thống cơ. Tùy theo vị trí và nguyên nhân của tổn thương bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới được chia làm 4 nhóm:

– Nhóm giãn tĩnh mạch tiên phát hay còn gọi là giãn tĩnh mạch vô căn: trong nhóm này, ban đầu các tĩnh mạch bị giãn và dài ra sau đó các van tĩnh mạch mất dần chức năng.

– Nhóm giãn tĩnh mạch thứ phát, thường do viêm tĩnh mạch: Ở nhóm này các van tĩnh mạch bị mất chức năng trước, sau đó các tĩnh mạch mới bị giãn và dài ra.

– Giãn tĩnh mạch ở người có thai, do tác dụng của nội tiết tố sinh dục nữ và chèn ép của tử cung bị to ra khi có thai.

– Giãn tĩnh mạch bẩm sinh, nguyên nhân do bất thường của thành tĩnh mạch làm nghẹt tĩnh mạch sâu và dò động tĩnh mạch (dạng u máu hỗn hợp).

Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch:

– Trước tiên là các biến chứng về rối loạn huyết động học: cẳng chân bệnh nhân bị sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm.

– Nặng hơn bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.

– Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh mạch giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị.

– Cục thuyên tắc có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, một biến chứng rất nặng có thể đưa đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch
Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch

Các yếu tố nguy cơ:

– Trên thực tế không phải người nào cũng có khả năng bị bệnh này, chỉ có một số người thuộc nhóm có nguy cơ cao là hay bị. Di truyền là mẫu số chung cho những bệnh nhân giãn tĩnh mạch, trong thực hành bệnh viện hàng ngày chúng tôi nhận thấy có một số người về di truyền dễ bị mắc bệnh hơn những người khác, nguyên nhân do những thay đổi về enzyme trong mô liên kết. Nữ thường bị nhiều hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén lên thành tĩnh mạch, do phải đứng lâu trong một số ngành nghề đặc biệt như bán hàng, thợ dệt, do khối lượng cơ thấp hoặc đi giày không thích hợp.

– Tăng trọng quá mức cũng là một yếu tố nguy cơ vì lực tác động từ phía trước để hút máu về bị giảm, và các dòng trào ngược ly tâm phát sinh do gia tăng áp lực từ ổ bụng.

– Chủng tộc có ít nhiều ảnh hưởng đến bệnh này,  trừ khi chúng được kết hợp với sự phát triển về kinh tế và thay đổi cách sống. Tại Pháp cộng đồng người dân di cư đến từ các nước vùng Bắc Phi rất hay bị bệnh giãn tĩnh mạch, đa số họ đều là những người dân nghèo, sống trong những điều kiện vật chất thiếu kém và phải làm những việc nặng nhọc, đứng lâu, nhiệt độ cao ở vùng chân như nội trợ, giặt quần áo, thợ dệt, tài xế v.v…

– Thuốc ngừa thai do sử dụng nội tiết tố nên cũng là một yếu tố nguy cơ như thai nghén.

– Phẫu thuật có thể gây ra biến chứng huyết khối tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch, nhất là những phẫu thuật vùng tiểu khung như phẫu thuật trong sản khoa và niệu khoa,  các thủ thuật khác như bó bột, bất động lâu trong gãy xương v.v…tuy nhiên gần đây tầm quan trọng của yếu tố nguy cơ này đã giảm bớt.

– Những bệnh ăn theo chế độ ăn kiêng nhiều chất bột, ít chất xơ hay bị táo bón cũng rất dễ bị giãn tĩnh mạch.

Các triệu chứng chính

Theo một thống kê nghiên cứu đa trung tâm do Trường Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh chủ xướng: Đa số bệnh nhân 77,6% không hề biết về bệnh tĩnh mạch trước đó. Điều này nói lên thực trạng về bệnh lý tĩnh mạch ở nước ta, trong đó chủ yếu là bệnh nhân ít quan tâm, ngại đi khám, thầy thuốc coi nhẹ và bỏ sót các triệu chứng. Trong đó 91,3% bệnh nhân không được điều trị và 8,7% được điều trị không đúng phương pháp chủ yếu là sử dụng các loại thuốc chữa triệu chứng như aspirin, lợi tiểu hoặc các loại thuốc Đông y.

Các triệu chứng thường gặp nhất trong giai đoạn đầu là phù hai chi dưới đi kèm với cảm giác nặng, chuột rút về ban đêm, triệu chứng này sẽ bớt khi bệnh nhân kê chân cao buổi tối khi đi ngủ. Về sau các triệu chứng nặng dần, xuất hiện các mảng rối loạn dinh dưỡng trên da,  các tĩnh mạch giãn ra, nổi ngoằn nghoèo, có thể có những đợt viêm tắc tĩnh mạch với các triệu chứng nhiễm trùng toàn thân như sốt cao, môi khô, lưỡi dơ và tại chỗ tĩnh mạch bị viêm đỏ, bên trong lòng xuất hiện những cục thuyên tắc cứng v.v…

Cần phải phát hiện sớm bệnh suy tĩnh mạch

Muốn điều trị có kết quả, phải phát hiện sớm bệnh khi mà suy tĩnh mạch còn ở giai đoạn 1-2. Việc phát hiện ra bệnh sớm, không chỉ hoàn toàn dưạ vào người thầy thuốc mà tự chúng ta phải tìm hiểu xem có bị bệnh suy giãn tĩnh mạch hay không?

Các triệu chứng sớm cũa bệnh suy tĩnh mạch mạn tính thường là:

– Mỏi chân, nhất là khi đi lại hay đứng nhiều

– Sưng phù mắt cá chân: Phù xung quanh mắt cá và thấy rõ vào buổi tối. Khi thấy sưng phù, có thể  đã bị giãn tĩnh mạch với biểu hiện là các đường gân xanh nổi ngoằn nghoèo trên da.

– Chuột rút về đêm

– Cảm giác như có kiến bò và ngứa chân